Có lẽ, không thể kể hết những vụ việc mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư tại các khu chung cư.

 

 

Mâu thuẫn nhiều mặt, nhiều dạng và cấp độ khác nhau, có thể âm ỉ hay ầm ĩ nhưng có lẽ, phần lớn các dạng mâu thuẫn đó gắn liền và liên quan đến 2% quỹ bảo trì chung cư mà cư dân phải nộp. Đây cũng là vấn đề thực sự cần quan tâm về quản lý Nhà nước.

 

 

Năm 2021, Báo Thanh tra đã có bài viết về “vấn nạn” này từ góc nhìn của Thanh tra Bộ Xây dựng. Theo đó, qua thanh tra, Thanh tra Bộ Xây dựng đã tổng hợp, bổ sung mới 23 hành vi vi phạm, đề xuất thay thế Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

 

 

Từ ngày 28/01/2022, Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng có hiệu lực thi hành, thay thế Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

 

 

Hành vi vi phạm liên quan đến quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì chung cư có mức phạt lên đến 300.000.000 đồng đối với chủ đầu tư. 18 kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư đã buộc 12/18 chủ đầu tư phải thực hiện gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định và quyết toán số liệu để chuyển sang ngay trong vòng 10 ngày cho ban quản trị nhà chung cư với tổng số kinh phí bảo trì là hơn 344,96 tỷ đồng; buộc chủ đầu tư trả lại trong thời hạn 20 ngày với diện tích 2.080m2 lấn chiếm phần sở hữu, sử dụng chung về cho cư dân - tương đương số tiền khoảng 62,4 tỷ đồng. Đây là số tiền không hề nhỏ và nếu “bỏ ngỏ” sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

 

 

https://thanhtra.com.vn/kinh-te/bat-dong-san/bai-1-mau-thuan-mang-nhieu-khuon-mat-197316.html